Vì sao mỳ ăn liền được gọi là mỳ tôm dù không có con tôm nào? Thương hiệu mỳ đầu tiên của Việt Nam là gì?

Mỳ tôm đã là món ăn quá phổ biến với người Việt Nam. Nhưng tại sao nó lại có tên gọi là mỳ tôm, dù không có con tôm nào trong mỳ, cũng chẳng được làm từ tôm?

Mỳ tôm có lẽ là món ăn gần như người trưởng thành nào ở Việt Nam đều đã từng ăn, thậm chí còn là món quen thuộc. Theo thời gian, mỳ tôm có nhiều mẫu mã hơn, nhưng nhìn chung dù theo hình thức nào thì trong gói mỳ cũng chỉ bao gồm vắt mỳ cùng gói gia vị, cao cấp hơn thì có thêm chút thịt. Tuyệt nhiên chẳng gói mỳ nào chứa tôm, cũng không thấy ghi tôm trong phần nguyên liệu. Thế tại sao lại gọi là mỳ tôm?

Muốn có câu trả lời, hãy ngược dòng thời gian về Việt Nam trước những năm 1975. Khi đó, nước ta có một loại mì là “Mỳ tôm Colusa”, do Xí nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Colusa sản xuất. Đến năm 1985, Xí nghiệp lương thực thực phẩm Miliket ra đời. Đến năm 2004, hai xí nghiệp đình đám này sáp nhập lại thành Xí nghiệp Chế biến lương thực thực phẩm Colusa – Miliket và cho ra món mỳ Miliket nổi tiếng.

Cho đến tận bây giờ, mỳ Miliket vẫn xuất hiện trên kệ các quầy tạp hóa và là loại mỳ gắn liền với tuổi thơ của nhiều bạn trẻ Việt Nam. Trên bao bì mỳ này có 2 con tôm. Người dân cũng quen miệng mà gọi luôn là mỳ tôm. Cách gọi đó đến tận bây giờ vẫn được sử dụng.

Mỳ tôm trước đây là món ăn không phải cứ thích là được ăn. Nhiều người kể lại, ngày bé thường chỉ khi ốm, mệt mới được cho ăn một gói mỳ pha nước sôi. Thế nhưng nó vẫn thơm ngon và hấp dẫn đến lạ.

Món ăn này được yêu thích như vậy, nhưng nó có tốt cho sức khỏe? Theo các nhà khoa học phân tích, cơ thể con người khỏe  mạnh cần có đủ 6 nhóm chất gồm: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Chỉ cần thiếu 1 trong 6 nhóm chất này thì cơ thể sẽ bị mệt mỏi, lâu dài gây suy nhược, dễ nhiễm bệnh nặng…

Trong 1 gói mỳ tôm chứa chủ yếu là bột mỳ và phụ gia. 1 gói mỳ tương đương 190 calo, bằng một bữa ăn phụ. Nhưng bữa ăn phụ này quá nhiều carbohydrate, khiến cơ thể con người tăng 33,7% chất béo và 10,7% lượng protein thực vật. Vì vậy mà dù có ăn no mỳ tôm thì cơ thể bạn cũng sẽ bị thiếu chất.

Ngoài ra, các phụ gia của mỳ tôm còn không tốt cho sức khỏe. Từ chất béo chủ yếu là loại Trans fat (chất béo dư thừa, tăng nguy cơ tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao) đến lượng muối cao gấp 1,8 lần nhu cầu hàng ngày của cơ thể và chất phụ gia khiến dạ dày, hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn. Chuyên gia cho biết, nếu ăn quá nhiều mỳ tôm sẽ làm tăng khả năng bị ung thư, khiến cơ thể lão hóa nhanh hơn.

Bài viết liên quan

Danh tính người thầy cuối cùng dạy vua ở Việt Nam, được lựa chọn vì có ngoại hình khác người

Không chỉ là người thầy cuối cùng dạy vua, ông còn là Tổng tài cuối

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *